NASA đã "chạm tay" vào Mặt Trời bằng vật thể nhân tạo

Phạm Hường

(Dân trí) - Con tàu thám hiểm của NASA đã trải qua một hành trình gian truân trong vũ trụ để lập một kỳ tích thiên văn là "chạm" được vào Mặt Trời.

NASA đã chạm tay vào Mặt Trời bằng vật thể nhân tạo - 1

Tàu thám hiểm mặt trời Parker của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đang bay qua Mặt Trời ở tốc độ 482,8 km/giờ. Ảnh: NASA.

Tàu thám hiểm mặt trời Parker với tốc độ 482,8 km/giờ đã chính thức trở thành vật thể nhân tạo có tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay. 

Mặt Trời là một ngôi sao có nhiều lớp. Từ trong lõi ra ngoài, mỗi lớp lại có tác động khác nhau đến môi trường xung quanh. Vì thế, nói về việc tiếp xúc được với Mặt Trời cũng có nhiều mức độ khác nhau. Tàu thám hiểm Parker đã đến được đủ gần để quan sát và cảm nhận được lớp khí quyển nóng rực bên ngoài của ngôi sao này.

Con tàu chỉ còn cách Mặt Trời khoảng 9,6 triệu km, một khoảng cách mà chưa một vật thể nhân tạo nào từng đến được. Và đó vẫn chưa phải kỷ lục duy nhất của Parker. Vào tháng 2/2021, con tàu đã lập kỷ lục vật thể nhân tạo bay nhanh nhất với vận tốc 393.000 km/giờ và mới đây nó đã tự mình phá vỡ kỷ lục đó với vận tốc 531.000km/giờ.

Với tốc độ này, con tàu có thể bay hết một vòng quanh Trái Đất chỉ trong 5 phút và từ Trái Đất lên Mặt Trăng chỉ mất chưa đến 1 giờ đồng hồ.

NASA đã chạm tay vào Mặt Trời bằng vật thể nhân tạo - 2

Con tàu thám hiểm được thiết kế đặc biệt để chịu được nhiệt độ nóng chảy của Mặt Trời. Ảnh: NASA.

Tàu Parker đã bay lên quỹ đạo của nó quanh sao Kim, rồi từ đó tận dụng lực hút của sao Kim để hỗ trợ nó đến gần Mặt Trời hơn. Qua mỗi chặng đường, tốc độ của con tàu lại tăng lên.

Mục tiêu cuối cùng của Parker là đạt đến khoảng cách 6,9 triệu km từ Mặt Trời. Khi đó con tàu sẽ bay ở vận tốc 692.000 km/giờ, tương đương 0,064% tốc độ ánh sáng và chịu đựng nhiệt độ lên đến 1.300 độ C.

NASA đã chạm tay vào Mặt Trời bằng vật thể nhân tạo - 3

Càng đến gần Mặt Trời, tàu Parker sẽ càng bay nhanh hơn với kế hoạch dự kiến hoàn thành nhiệm vụ vào năm 2025. Ảnh: NASA.