Hỏi đáp cùng bác sĩ
Đội ngũ, chuyên gia với trên 25
năm kinh nghiệm
Phó Giáo sư, Tiến sĩ  Vũ Văn Khiên
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Văn Khiên
Phó giám đốc phụ trách Nội soi tiêu hóa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Nguyễn Quang Tuấn
Nguyễn Quang Tuấn
Bác sĩ Cao cấp, Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Hà
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Trưởng khoa Phụ Sản
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Thạc sĩ - Bác sĩ Đặng Thị Kim Hạnh
Trưởng đơn vị Tiêm chủng Cơ sở 216 Trần Duy Hưng
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Mai Hoa
Trưởng khoa Nhi
Nguyễn Văn Quýnh
Nguyễn Văn Quýnh
Đại tá, PGS.TS, BSCK II, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Xuân Thành
Nguyễn Xuân Thành
Phó giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân
Nguyễn Thị Kim Loan
Nguyễn Thị Kim Loan
Bác sĩ CK II, Thầy thuốc ưu tú
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Phạm Huy Huyên
Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc, Phụ trách Ngoại thận tiết niệu
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Thầy thuốc ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Vũ Văn Triển
Giám đốc Phòng khám ĐKQT Thu Cúc (216 Trần Duy Hưng)
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Doanh
Trưởng khoa Khám bệnh
Lê Quỳnh Giang
Lê Quỳnh Giang
Bác sĩ CKII
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Thầy Thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Dương Văn Tiến
Trưởng phòng khám Tai mũi họng
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Tú Anh
Trưởng khoa Răng Hàm Mặt
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Trưởng khoa Ung Bướu
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Trưởng Khoa Dinh dưỡng
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Ngọc Thương
Phó Giám đốc Bệnh viện, Phụ trách Ngoại tổng hợp, kiêm Trưởng khoa Ngoại
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Xuân Loan
Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Chuyên gia bảo hiểm y tế Nguyễn Thị Tĩnh
Trưởng phòng Bảo hiểm Y tế
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Tiến sĩ, Dược sĩ Phạm Minh Hưng
Trưởng khoa Dược
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hải Quyết
Trưởng đơn vị Hồi sức cấp cứu
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ CKI Dương Thị Thanh Huyền
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Bác sĩ Phạm Thanh Thúy
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Vũ Hồng Hạnh
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Đinh Văn Luân
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Minh Hải
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Nguyễn Tuấn Minh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CKII Vũ Thị Bích Hạnh
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CK II Nguyễn Huy Hùng
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII Phạm Thái Sơn
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKII, Thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thị Hằng
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKI Phí Văn Tự
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Nguyễn Ngọc Lân
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKII Bùi Văn Khích
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Lê Văn Bảo
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Nguyễn Văn Thành
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Bác sĩ CKI Phạm Thị Thu Hà
Dinh dưỡng
Trương Mai Nhung
Trương Mai Nhung

Những lưu ý trong chế độ dinh dưỡng sau khi phẫu thuật cắt bán phần dạ dày

Chào bác sĩ, người nhà tôi vừa thực hiện phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, xin hỏi sau khi cắt dạ dày có ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống không và cần lưu ý những gì ạ?

Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân
Được trả lời bởi Thạc sĩ, Bác sĩ CKI Trần Thị Huân

Chào bạn,

Sau khi phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, dạ dày sẽ không thể giữ được nhiều thức ăn như trước kia, do đó, người bệnh sẽ cần chia nhỏ 3 bữa ăn chính thành 6 bữa ăn nhỏ trở lên.

Điều này sẽ giúp người bệnh ăn đúng lượng thức ăn phù hợp tới khả năng của dạ dày hoặc tình trạng không có dạ dày nữa. Lưu ý ngay những điều như sau:

1. Hướng dẫn chế độ ăn

- Bắt đầu với 6 hoặc lớn hơn 6 bữa ăn nhỏ hàng ngày. Khi mới bắt đầu ăn, có thể bắt đầu ăn với thể tích của khẩu phần ăn từ 120 ml/bữa đến 240 ml/bữa, sau vài tháng, có thể ăn khẩu phần lớn hơn và ăn ít bữa hơn. Tuy nhiên, có những người bệnh vẫn cần tuân theo chế độ ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày, do tình trạng của mỗi người là khác nhau.

- Nhai kỹ thức ăn để giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu thức ăn.

- Ăn chậm. Bằng cách này sẽ ngừng ăn trước khi cảm thấy quá no.

- Ngồi thẳng lưng trong khi ăn.

- Bữa ăn cuối cùng trong ngày phải hoàn thành ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

- Không uống quá 120ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn. Điều này sẽ cho phép ăn đủ thức ăn dạng rắn mà cảm thấy không quá no và giữ cho thức ăn không di chuyển vào ruột non quá nhanh. Lưu ý rằng súp và các loại nước uống protein vẫn được tính là chất lỏng.

- Nên ăn đầy đủ và đa dạng protein trong mỗi bữa ăn như trứng, thịt, thịt gia cầm, cá, các loại hạt, sữa, sữa chua, phô mai, bơ đậu phộng và đậu phụ.

- Tránh thức ăn cay và hạt tiêu ngay sau khi phẫu thuật.

- Tránh chất béo và thực phẩm có đường nếu như cảm thấy khó chịu sau khi ăn các loại thức ăn này.

2. Hướng dẫn chế độ uống

- Cố gắng uống khoảng 8 đến 10 ly nước mỗi ngày. Tránh đồ uống có ga do chúng gây cảm giác no.

- Uống nước trước và sau ít nhất 1 giờ ăn để tránh cảm giác quá no và ngăn ngừa mất nước.

- Không uống quá 120 ml chất lỏng trong mỗi bữa ăn.

Một lưu ý đặc biệt quan trọng đó là, do dạ dày đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cơ thể hấp thu vitamin B12, do đó nếu một phần dạ dày bị cắt bỏ sẽ khiến người bệnh thiếu vitamin B12. Người bệnh sẽ cần uống thêm vitamin B12 dưới dạng thực phẩm chức năng viên uống hoặc thuốc tiêm hàng tháng theo chỉ định từ bác sĩ.

Hy vọng những thông tin về chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật cắt bán phần dạ dày được cung cấp bên trên sẽ hữu ích đến bạn. Trong trường hợp cần hỗ trợ tư vấn hoặc thăm khám về các vấn đề sức khỏe tại hệ thống Y tế Thu Cúc, bạn có thể liên hệ qua tổng đài 1900 5588 92 để được hướng dẫn cụ thể. Chúc bạn luôn vui khỏe.